Sàn giao dịch bất động sản | Mua bán nhà đất Hà Tĩnh

Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất ngoài ngân hàng?

Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai quy định; theo đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình đi thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thế chấp quyền sử dụng đất ra đời khi Luật đất đai của năm 1993 được ban hành với quy định cho phép hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng được thế chấp quyền sử dụng các loại đất này tại các ngân hàng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập để vay vốn sản xuất; hoặc do nhu cầu sẵn xuất và đời sống được thế chấp quyền sử dụng đất ở với các tổ chức kinh tế, cá nhân Viật Nam ở trong nước (Điều 77).

Tiếp đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai của năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai của năm 2001 bổ sung các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất và tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất.

Hơn nữa, đối tượng nhận thế chấp được mở rộng: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không chỉ được phép thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập; các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước mà còn thế chấp tại các tổ chức tín dụng khác được phép hoạt động tại Việt Nam (xem Điều 78a, Điều 78b, Điều 78c, Điều 78d, Điều 78đ, Điều 78e và Điều 78g).

Luật đất đai của năm 2003 ra đời tiếp tục mở rộng đối tượng được thế chấp quyền sử dụng đất: không chỉ tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mới được thế chấp quyền sử dụng đất mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất cũng được hưởng quyền này. Cụ thể:

1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nan. để vay vốn theo quy định của pháp luật (khoản Điều 119);

2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nan: được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam (điểm b khoản 2 Điều 119);

3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời hạn thuê đất (điểm d khoản 3 Điều 119);

4) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế có quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 120);

Hơn nữa, đối tượng nhận thế chấp được mở rộng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không chỉ được phép thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập; các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước mà còn thế chấp tại các tổ chức tín dụng khác được phép hoạt động tại Việt Nam.

Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
                                                                             Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất ngoài ngân hàng

Cụ thể, việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự năm 2015, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác.

Nhiều người lầm tưởng có sổ đỏ trong tay chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng, tuy nhiên pháp luật cho phép việc thế chấp và nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là ngân hàng. Đồ họa: Phương Duy

– Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.

– Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, luật khác liên quan.

Trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất ngoài ngân hàng
                         Trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất ngoài ngân hàng

Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Thứ nhất, Loại đất được thế chấp

Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng:

– Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;

– Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;

– Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;

– Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;

– Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Thứ hai, Thời điểm được thế chấp

Thời điểm người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất là sau khi:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

– Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

– Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy, để thế chấp quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện về loại đất và thời điểm được thế chấp quyền sử dụng đất.

Thứ ba, Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Điều 188 Luật Đất Đai 2013, khi thế chấp quyền sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục sau:

– Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác định tính xác thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất;

– Xác định đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản;

– Nhận bản gốc Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định;

– Lập và ký Hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng.

– Đăng ký thế chấp  tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất
                                                                                Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Lưu ý: Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 3 Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015)

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT SEN

  • Số 02 Nguyễn Tất Thành – Thành phố Hà Tĩnh
  • Hotline: 0979.268.168 & 0912.268.435
  • Hỗ trợ làm bìa đỏ, vay vốn, thế chấp ngân hàng lên tới 70 % và các thủ tục liên quan

Trả lời

0979.268.168