Sàn giao dịch bất động sản | Mua bán nhà đất Hà Tĩnh

Công chứng mua bán nhà đất tại Hà Tĩnh-6 lưu ý cần biết

Công chứng mua bán nhà đất là một thủ tục quan trọng cần phải thực hiện khi có các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng nhà đất.

Để đảm bảo quyền lợi và tính hợp pháp của văn bản và nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về thủ tục công chứng nhà đất, Đất Sen đã tổng hợp những lưu ý quan trọng khi công chứng nhà đất dưới bài viết này.

1. Vì sao hợp đồng mua bán nhà đất phải công chứng?

Luật Công chứng 2014 quy định các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bắt buộc phải công chứng. Hợp đồng mua bán nhà đất được công chứng sẽ giúp bên mua có đầy đủ cơ sở pháp lý để sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Đây cũng là căn cứ xác minh và giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, góp phần hạn chế các yếu tố lừa đảo hay giao dịch “ảo”.

Theo điểm a, Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai 2013, có 3 trường hợp hợp đồng liên quan đến nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng nhà, đất phải được công chứng hoặc chứng thực

– Các văn bản về thừa kế quyền sử dụng nhà, đất cũng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Nhà nước

– Các hợp đồng giao dịch mua bán nhà, đất liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng nhà, đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có nhà, đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có nhà, đất chứng thực.

Vì sao hợp đồng mua bán nhà đất phải công chứng?
Vì sao hợp đồng mua bán nhà đất phải công chứng?

 

2. 6 lưu ý khi đi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

6 Lưu ý khi đi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
6 Lưu ý khi đi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

2.1 Công chứng mua bán nhà đất không bắt buộc trong mọi trường hợp

Hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Thêm vào đó, các văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất chứng thực.

Hợp đồng không bắt buộc công chứng, chứng thực

Việc công chứng mua bán nhà đất không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp.

Theo điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, vẫn có một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực:

– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Khi đó, việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch sẽ theo yêu cầu của các bên.

2.2 Được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Luật quy định “được công chứng hoặc chứng thực”, tức là người dân được quyền lựa chọn giữa hai hình thức công chứng và chứng thực khi thực hiện giao dịch nhà đất.

Theo đó, có thể lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực tại các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất hoặc tại UBND cấp xã nơi có đất.

Tuy nhiên, đối với các địa phương đã thực hiện chuyển giao việc chứng thực, thì các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Các địa phương khác do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng được thì vẫn tạo điều kiện cho người dân có thể đến UBND cấp xã để chứng thực các giao dịch nêu trên.

Vì vậy với hợp đồng mua bán nhà, đất các bên có quyền lựa chọn việc công chứng hoặc chứng thực để văn bản có giá trị pháp lý.

2.3 Công chứng tại nơi có nhà, đất cần mua bán

Tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản có quy định: Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Như vậy hợp đồng mua bán nhà, đất được công chứng ở các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của nhà, đất đó.

2.4 Thẩm quyền chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất

Theo điểm d, đ của khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm: …

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;” Theo đó, UBND xã/phường/thị trấn có thẩm quyền chứng thực đối với hợp đồng mua bán nhà đất.

2.5 Giá trị pháp lý khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

• Đối với công chứng:

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014: Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014: Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

• Đối với chứng thực: Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Vì vậy trên thực tế các bên thường lựa chọn công chứng vì giá trị pháp lý cao hơn và tính rủi ro ít hơn.

2.6 Trình tự công chứng

Trước khi công chứng, bên mua và bên bán cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ nhân thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản… Khi đến văn phòng công chứng, 2 bên sẽ xuất trình các giấy tờ trên cho công chứng viên và trình bày những nội dung như các bên đã thỏa thuận.

Trường hợp người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất thì nộp văn bản đó cho công chứng viên để kiểm tra tính chính xác và hợp pháp. Nếu văn bản đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký. Nếu không đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi và hẹn các bên thời gian ký văn bản.

Trường hợp người yêu cầu công chứng chưa soạn thảo hợp đồng, công chứng viên sẽ soạn thảo văn bản này và hẹn thời gian ký.

Khi đã có hợp đồng, nếu đồng ý với nội dung thì 2 bên mua và bán sẽ ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên. Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và hợp đồng mua bán nhà đất được đóng dấu của cơ quan Công chứng.

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT SEN

  • Số 02 Nguyễn Tất Thành – Thành phố Hà Tĩnh
  • Hotline: 0979.268.168 & 0912.268.435
  • Hỗ trợ làm bìa đỏ, vay vốn, thế chấp ngân hàng lên tới 70 % và các thủ tục liên quan

 

Để lại một bình luận

0979.268.168